Hồi bé mình rất thích nuôi cá cảnh, loài cá đầu tiên mình nuôi là cá 7 màu và loài cá thứ 2 là cá kiếm. Giờ mới biết nó cũng là cá Hồng Kim. Dưới đây là 1 số chia sẻ về Cá Hồng Kim. Bạn đọc và cùng tìm hiểu nhé. Nếu có ý kiên hãy để lại bình luận nhé
Giới thiệu cá Hồng Kim
Cách nuôi loại cá cảnh bình dân, dễ nuôi mang tên Hồng Kim hay còn gọi là Cá Đuôi Kiếm.Cá Hồng kim có nhiều tên khác nhau tùy vào vùng thường gọi là Cá Đuôi Kiếm, Cá Kiếm, Cá Song Kiếm, Hoàng Kiếm, Hồng Kiếm….
Thức ăn cho cá Hồng Kim
Cá Hồng Kim ăn tạp, rất dễ nuôi. Vì vậy nếu nuôi cá trong hồ chỉ cần thả vài cọng rong hoặc cọng bèo. Các loài cỏ thủy sinh này không những là nguồn tạo ra lăng quăng, trùng chỉ – thức ăn chính của cá mà còn giúp cá sinh sản rất nhanh. Nếu nuôi cá lớn thì nên thả lục bình, bèo tây hoặc bèo Nhật Bản để không những che nắng, che mưa mà còn là nguồn thức ăn cho cá. Cũng có thể bổ xung thêm bột cá tổng hợp trên thị trường nếu không có thời gian cũng như nguồn thức ăn không đủ cho cộng đồng cá. Cá Đuôi Kiếm sống cộng đồng có thể nuôi chung với bảy màu(guppy) nhưng nên để nhiều nơi trú ẩn cho cá con vì Hồng Kim thường hay ăn cá con.
Nuôi cá Hồng Kim sinh sản
Cá Đuôi Kiếm thường đẻ vào ban đêm, mỗi đợt sinh khoảng 12-100 con. Cá con được sinh ra có màu vàng , khỏe mạnh và bơi lội khắp hồ. Trong 3 ngày đầu sau sinh, không nên cho cá ăn thức ăn . Cá con ăn bobo và sinh trưởng cho tới khi có khả năng ăn bánh mì phơi khô.
Hồ Cá cho Hồng Kim
Kích thước của cá trưởng thành là từ 8-13 cm, vì vậy có thể nuôi chúng trong hồ kính nhỏ hay một cái lu hoặc thùng. Nếu nuôi với mục đích duy sản xuất, nên nuôi cá trong hồ có kích thước dài, rộng, cao tương ứng tối thiểu 80*50*50 cm để cá phát triển tốt. Bể nuôi nên trồng nhiều cây thủy sinh và có không gian rộng vì cá hoạt tích cực. Cá đuôi kiếm yêu cầu một lượng ánh sáng vừa đủ, lọc nước và sục khí ở mức trung bình.
Độ cứng nước và độ Ph thường là 9-25 và 7-8,3. Nhiệt độ trong bể nuôi nên giữ điều hòa ở mức 18-28 độ C. Nếu nuôi cá bằng nước mưa được để lâu rất tốt cho cá và nên ngâm 2 ngày để giảm lượng Clo nếu nuôi cá bằng nước máy. Cá đuôi kiếm có khả năng thích nghi cao, có thể nuôi chúng trong hồ thủy sinh hoặc hồ treo tường.
Phân biệt giới tính Cá Kiếm
– Rất dễ dàng để phân biệt cá đuôi kiếm cái và cá đuôi kiếm đực. Cá đực nhỏ hơn và mỏng hơn so với cá cái và sở hữu một điểm nổi bật là vây đuôi dài như một thanh kiếm cũng như vây đuôi thấp hơn. Cá cái có một vây hậu môn dài hơn với cơ thể tròn.
– Cá hồng kim hay cá kiếm có màu đỏ đậm, có cá lai giữa màu đỏ và đen. Cá trống khác cá mái là đuôi cá trống có phần đặc biệt: cá trống dài hơn cá mái (do phần dưới đôi cá trống dài ra , nhọn) trông như một cây kiếm. Ngoài còn có cá song kiếm: trên dưới đuôi đều dài ra, trông rất uy.
– Cá kiếm trống có bụng thon và cái đuôi nhọn khi trưởng thành, cá mái có thân hình tròn và cái đuôi tròn (giống cá hòa lan)
Thông tin khoa học tổng quan về loài cá Kiếm (Hồng Kim ) :
– Tên khoa học: Xiphophorus hellerii Heckel, 1848
– Bộ: Cyprinodontiformes (bộ cá sóc)
– Họ: Poeciliidae (họ cá khổng tước)
– Tên tiếng Việt khác: Hồng kiếm; Đuôi kiếm.
– Tên tiếng Anh khác: Red swordtail; Green swordtail.
– Nguồn gốc: Cá nhập nội từ thập niên 50, hiện đã sản xuất giống phổ biến trong nước
– Nguồn cá: Sản xuất nội địa
– Phân bố: Một số vùng châu Mỹ và châu Phi …
– Chiều dài cá (cm): 12 – 16
– Nhiệt độ nước (C): 18 – 28
– Độ cứng nước (dH): 9 – 25
– Độ pH: 7,0 – 8,3
– Tính ăn: Ăn tạp
– Phân bố: Châu Mỹ (trung và bắc Mỹ), châu Phi (Natal, Transvaal, và Namibia)
– Tầng nước ở: Mọi tầng nước
– Sinh sản: Cá đẻ con, mắn đẻ và dễ sinh sản
Hình ảnh cá Hồng Kim :
Hồng Kim ngoài thiên nhiên
Hồng Kim màu vàng
Nuôi Hồng Kim trong hồ Thủy Sinh rất tuyệt
Ở Việt Nam thường thịnh hành Cá Kiếm màu Đỏ
Biến thể Song Kiếm rất được thịnh hành tại Việt Nam