Cá dĩa được mệnh danh là “Vua thủy tề” bởi màu sắc và chế độ chăm sóc khá khó khăn, đặc biệt là khi nuôi cá dĩa trong hồ thủy sinh. Hãy cùng Thế giới cá cảnh cập nhật các kiến thức hữu ích và các mẹo dễ thực hiện trong quá trình chăm sóc loại cá đẹp mà chảnh này nhé!
1. NGUỒN GỐC
Cá Dĩa (Discus fish) còn có tên là Ngũ Sắc Thần Tiên hay còn được gọi là cá VUA. Thể hiện được đủ màu: trắng, đỏ, xanh, vàng, nâu (đen).
Cá Dĩa (Discus fish) được phát hiện vào năm 1840 bởi một nhà ngư loại học người Áo – Tiến sĩ Johann Jacob Heckel.
Quê hương của Cá Dĩa (Discus fish) là các vùng trũng, tù đọng trên các nhánh sông Amazon chảy qua các nước thuộc khu vực Nam Mỹ như Brazil, Peru, Venezuela và Columbia. Các vùng nước tìm thấy Cá Dĩa (Discus fish) có đặc điểm sinh thái bao gồm: Nước rất trong, độ nhìn thấy có thể lên đến 1.6 – 4.5m, có tính axit nhẹ, độ pH:4 – 7 (phần lớn pH: 4 – 6); độ cứng tổng cộng cũng rất thấp (nước rất mềm); 1°d H (17 – 18mg/l CacO3), nhiệt độ nước khá ấm (26°C), hàm lượng muối hòa tan rất thấp: 10-60us (microseimens).
2. MÔ TẢ HÌNH THỂ
Hiện nay ở nước ta, các loại Cá Dĩa (Discus fish) đã nhân giống lai tạo rất nhiều để có những con cá rất đẹp có cỡ lớn, cá càng tròn càng đẹp, mắt nhỏ, cờ cao, màu sắc đậm đà, trong ánh, lóng lánh, sọc đều và hoa văn nhuyễn. Việc chọn cá đẹp để nuôi sẽ tạo niềm vui cho người say mê nuôi cá.
+ Thân hình:
Có 03 dạng: hình tròn, hình dài và ovan. Trong đó hình ovan là được ưa chuộng nhất.
Tên khoa học: Symphysodon discus
Tên tiếng anh: Discus hay pompadour fish
+ Miệng cá: Miệng đẹp thì phải gắn liền với phần đầu, miệng xấu: là miệng bị chu ra, hàm dưới nhô ra nhiều hơn hàm trên.
+ Mang cá: Là nơi cá hô hấp, mang cá đẹp là phải liền mang, không bị hở. nếu mang bị hở là mang không đẹp hoặc là mang bị cuốn.
+ Mắt: Có nhiều màu: đỏ trắng, đen, vàng.
Các bộ phận của cá Đĩa:
Vây cờ
Sọc (viền)
Tròng
Nhãn cầu
Môi
Nắp mang
Vây ở ngực
Vây dưới
Vảy
Vây hậu môn
Đuôi
Màu sắc của tròng mắt: Màu đỏ xẫm, màu đỏ, màu cam, màu vàng, màu kem.
Loại mới nhất là con abino có con ngươi màu đỏ. Mắt cá càng to thì độ tuổi càng cao. Mắt cá sẽ lòi ra khi cá bị bệnh.
+ Vẩy: Vảy cá phải mịn, dày, màu sắc đẹp. Nếu vảy cá bị sần sùi, màu sắc nhợt nhạt là vảy bị biến dạng.
+ Cờ: Có cờ thấp, cờ cao, cờ dơi, cờ bướm. Nếu cá có cờ cao và mình cao thì gọi high body (ovan). Nếu cá thiếu cờ là bị dị tật. Mình ngắn, cờ cao gọi là cờ cao. Mình cao, cờ ngắn gọi là cá tròn.
+ Đầu cá:
Nếu đầu đẹp thì phải liền, đứng, cá xấu thì đầu gù ra. Cá mập thì đầu dày, cá ốm thì đầu dẹp.
Đặc tính của than hình: bình thường, mỏng, dày (mập)
+ Cá sọc và cá đốm:
Cá sọc: bình thường, sọc mịn (thanh), sọc ngang, sọc đứng.
Cá đốm: đốm tròn, đốm không đều, các hang đốm bị vỡ
+ Các nền cá
– Xanh
– Đỏ
– Vàng
– Nâu
– Trắng
+ Chiều dài của cá Dĩa (Discus fish)
Cá 7 ngày tuổi: 2.5 -3.0mm
Cá 18 ngày tuổi: 1.0 – 1.5cm
Cá 1 tháng tuổi: 2.0 – 3.0cm
Cá 2 tháng tuổi: 4.0 – 5.9cm
Cá 3 tháng tuổi: 5.0 – 6.0cm
Cá 4 -5 tháng tuổi: 7.0 – 8.0cm
Cá 5 – 6 tháng tuổi: 9.0 – 10cm
Cá 9 -10 tháng tuổi: 10 – 12cm
Cá 11 -12 tháng tuổi: 12 – 13cm
Cá trên 12 tháng tuổi phát triển dần sau mỗi lần sinh sản, cá có thể đạt kích thước 15 -17cm. cá biệt có những con đạt đến mức độ từ 17 – 20cm.
Thiết lập nguồn nước và bể khi nuôi cá dĩa trong hồ thủy sinh
Cá dĩa là loại cá cực kỳ khó chăm sóc, nhất là đối với cách nuôi cá dĩa trong hồ thủy sinh. Để có thể nuôi loại cá nhạy cảm này trong hồ lớn chung thì việc quan trọng nhất cần phải làm chính là thiết lập nguồn nước cũng như bể sinh hoạt thích hợp.
Cá dĩa thường có yêu cầu rất cao về nguồn nước, độ pH phải luôn dao động từ 5 đến 7, trong khi nhiệt độ luôn ổn định ở mức 28 đến 30 độ C. Do đó, khi lựa chọn nuôi chúng trong hồ thủy sinh bạn luôn phải kiểm tra nghiêm ngặt chất lượng nước hàng tuần, thậm chí là hàng ngày.
Nguồn nước sạch và đảm bảo đúng tiêu chuẩn là điều quan trọng nhất với cách nuôi cá dĩa trong hồ thủy sinh
Nguồn nước sạch và đảm bảo đúng tiêu chuẩn là điều quan trọng nhất với cách nuôi cá dĩa trong hồ thủy sinh
Để thiết lập nguồn nước ổn định khi nuôi cá dĩa trong hồ thủy sinh, Thế giới cá cảnh khuyên bạn nên đầu tư hệ thống lọc, cùng các phụ kiện kiểm định nguồn nước, nhiệt độ đi kèm. Hệ thống lọc được đánh giá cao và khuyên dùng phù hợp với mọi loại cá, đặc biệt là cá dĩa là lọc thẩm thấu ngược RO.
Bạn cũng có thể lọc nước qua than hoạt tính hoặc qua bộ lọc máy ngoài trước khi dẫn nước vào hồ. Ngoài ra bạn cần thay 25% lượng nước ít nhất từ 1 đến 2 lần một tuần để đảm bảo chất lượng nước luôn được giữ ổn định nhất. Bạn cũng cần theo dõi nhiệt độ và điều kiện nước hàng ngày, loại bỏ thức ăn thừa, các mảnh vụn.
Tham khảo ngay các kiến thức cần biết khi chọn bể nuôi cá dĩa
Đồ trang trí với cây nhiệt đới và cát mịn luôn được đánh giá cao khi nuôi cá dĩa trong hồ thủy sinh
Đồ trang trí với cây nhiệt đới và cát mịn luôn được đánh giá cao khi nuôi cá dĩa trong hồ thủy sinh
Đối với hồ thủy sinh thì chất nền của bể cá nên bỏ cát, sỏi mịn, và trồng cây thủy sinh chịu được nhiệt độ cao. Cá dĩa thích loại cây có thể sống và những đồ trang trí lấp lánh, không gian sinh hoạt của cá cũng cần rộng rãi. Do đó, bạn không nên nuôi quá nhiều cá dĩa trong hồ, tối đa chỉ khoảng 5 đến 6 con.
Chế độ dinh dưỡng phù hợp khi nuôi cá dĩa trong hồ thủy sinh
Chế độ dinh dưỡng cũng là điều cần quan tâm tới cách nuôi cá dĩa trong hồ thủy sinh. Đây là loại cá ăn tạp và chúng thích một chế độ ăn uống đa dạng. Bạn phải lựa chọn loại thức ăn phù hợp để cá dĩa và các loại cá khác có thể chung sống hòa bình, cùng nhau phát triển.
Trong tự nhiên, cá dĩa ăn một lượng đáng kể thực vật và mùn bã; chúng cũng ăn giun và các động vật giáp xác nhỏ. Do đó, khi nuôi cá dĩa trong hồ thủy sinh bạn nên xen kẽ chế độ ăn giữa thực phẩm khô có sẵn và đồ tươi. Đặc biệt, cá dĩa chỉ thích hợp với những đồ ăn có kích thước nhỏ hơn miệng của chúng.
Nếu bạn đang phân vân không biết nên cho cá dĩa của mình ăn gì để đảm bảo dinh dưỡng nhất thì hãy tham khảo các thông tin hữu ích từ Thế giới cá cảnh. Tại đây có hàng trăm loại thức ăn, cũng như vitamin đa dạng về màu sắc, hình dáng, kích thước và luôn đảm bảo chất lượng tuyệt hảo nhất.
Tất cả các loại thức ăn tại đây đều có nguồn gốc rõ ràng. Chúng được dùng để gia tăng màu sắc cũng như cho cá dĩa của bạn phát triển hoàn hảo nhất như loại thức ăn cao cấp OF Pro Discus, hoặc Pro-Choice. Ngoài ra, bạn cũng có thể bổ sung thêm các loại vitamin và khoáng chất khác khi nuôi cá dĩa trong hồ thủy sinh.
Cho cá ăn ít nhất 2 lần mỗi ngày, và cần chú ý đến tập quán ăn uống của tất cả các loại cá. Bởi trong một cộng đồng đông đúc, sẽ có những loại cá háu mồi, và những chú cá nhút nhát. Điều cần thiết là đảm bảo tất cả đều có phần của chúng.
Các loại cá có thể nuôi chung với cá dĩa trong hồ thủy sinh
Khi nghĩ đến các loại cá có thể chung sống hòa bình với cách nuôi cá dĩa trong hồ thủy sinh thì việc quan trọng là xem xét tiêu chuẩn về nước. Bạn phải xem xét những loại cá đó có thể sống được trong loại nước mà cá dĩa cần hay không.
Cá dĩa luôn đòi hỏi chế độ chăm sóc về chất lượng nước và chế độ dinh dưỡng khắt khe hơn so với loại khác. Do đó, khi nuôi cá dĩa trong hồ thủy sinh, các loại cá sẽ được hưởng lợi từ chế độ chăm sóc này.
Loại cá phù hợp với cá dĩa nhất được mọi người đánh giá cao chính là cá tetra, cá neon. Các loại cá này có thể đi chung bầy với cá dĩa. Ngoài ra, các loại cá da trơn của Nam Mỹ cũng được đánh giá cao nếu bạn muốn nuôi chung chúng trong hồ thủy sinh.
Cá bảy màu cũng là loại cá mà bạn có thể nghĩ đến trong cách nuôi cá dĩa trong hồ thủy sinh. Với màu sắc đa dạng, những chú cá bảy màu hiền hòa này sẽ tô điểm thêm cho bể cá của bạn thêm độc đáo.
Tiếp đến, bạn cũng có thể nghĩ đến cá chạch hề. Đây là loại cá vui nhộn, chúng sẽ hoạt động náo nhiệt vào ban ngày nhưng sau đó ẩn mình khỏi ánh đèn sáng. Loại cá này khá hiền hòa, không cần phải chăm sóc nhiều, lại dễ dàng hòa đồng với tất cả các loại cá khác. Tuy nhiên chúng cũng phát triển khá lớn, do đó cần không gian rộng rãi, và hãy chuẩn bị nhiều thân cây trong bể để chúng có thể ẩn nấp.
Kỹ thuật nuôi và chăm sóc cá dĩa
Sau đây là cẩm nang nuôi cá dĩa cảnh giúp người nuôi cá cảnh nắm bắt kỹ thuật nuôi và chăm sóc cá dĩa tốt nhất. Mời bạn đọc theo dõi
1. Thả giống cá dĩa
– Chọn giống
+ Mua cá bố mẹ : màu sắc theo ý muốn, thân hình tròn, đầy đặn (không quá mập), khỏe mạnh, kỳ vây nguyên vẹn, phản xạ nhanh nhẹn, mua từ những nghệ nhân nuôi thành công.
+ Nếu mua cá con (chưa có màu) cần biết nguồn gốc (cá bố mẹ) : đàn cá khỏe mạnh, đồng đều, phân tán đều trong hồ, không tụm lại gốc hồ, phản xạ nhanh nhẹn, thường tập trung lại máng ăn.
– Thả giống
+ Chuẩn bị nước thả có các yếu tố môi trường nước gần giống với nước nơi cá đang sống (pH, nhiệt độ, độ cứng…), lọc tuần hoàn, tăng nhiệt và sục khí.
+ Thả bao cá giống vào bể (20 – 30 phút) để cân bằng nhiệt độ
+ Tắm cá trước khi thả trong dung dịch formal (37%) với nồng độ 100ppm (100 ml/1000 lít nước) trong vòng 5 – 10 phút.
+ Thả cá từ từ vào hồ,
+ Cách ly cá mới mua về trong 2 tuần để theo dỏi.
2. Chăm sóc cá dĩa
Cho ăn
– Loại thức ăn
+ Cá 15 – 30 ngày tuôỉ : cho ăn Artemia, bo bo
+ Cá từ 1 tháng tuổi trở đi : ăn trùn chỉ, cung quăng
+ Cá từ 3 tháng tuổi trở đi : ăn trùn chỉ, cung quăng, thịt xay, cá con
-Chuẩn bị thức ăn
+ Trùn chỉ, bo bo, cung quăng : mua về để vài giờ để loại bỏ hết chất thải trong ruột của chúng, rửa qua nước sạch vài lần, vớt những con sống cho cá ăn, sau đó sục khí tiếp để lại cho lần ăn sau.
+ Thức ăn tự chế biến : công thức pha chế cho 1 kg thức ăn đông lạnh :
500 – 550g tim bò hoặc thịt bò (bỏ mỡ, gân)
400 g tôm tươi
50 g chất kết dính
Tất cả được xay nhuyễn, bỏ vào túi nylon, cán dẹp, để trong ngăn đá tủ lạnh và cho ăn dần. Có thể bảo quản được 1 – 2 tháng. Có thể bổ sung tảo spirulina (10g –20g/kg thức ăn).
– Cách cho cá dĩa ăn
+ Nên cho cá ăn trong máng ăn (dể kiểm soát, theo dỏi)
+ Cho ăn 2 – 4 lần trong ngày, từ 09 – 15 giờ
+ Cho ăn vừa đủ hoặc hơi thiếu, không cho ăn thừa
+ Lượnng thức ăn : cá Đĩa ăn rất ít, cần theo dỏi sức ăn và tự điều chỉnh (cho ăn dần từ ít đến nhiều). Cá bị đói vài ngày không chết.
Chăm sóc khác
– Ánh sáng: cá thích ánh sáng vừa phải, nên bố trí đèn chuyên dùng cho cá. Ánh sáng nhiều, nước nuôi sẽ mau đục do tảo phát triển.
– Nhiệt độ: kiểm tra nhiệt kế và bộ tăng nhiệt, nên điều chỉnh nhiệt độ : 28 – 30oC
– pH : kiểm tra 2 lần/ngày, pH thích hợp : 65 – 6.8. cần chú ý khi thay nước, pH không chênh lệch quá 1 độ /ngày đêm.
– Thay nước: tùy vào cở cá
– Cá dưới 3 tháng tuổi: 1 lần/ngày , mỗi lần 20 – 30 %.
– Cá trên 3 tháng tuổi: 1 – 2 lần/ngày, mỗi lần : 20 – 80 % tùy vào nguồn nước, sức khỏe của cá và kinh nghiệm của người nuôi, nếu quản lý chất lượng nước và thức ăn tốt, nuôi với mật độ thấp có thể thay nước ít hơn (2 lần/tuần).
– Sang cá: trong quá trình nuôi, cứ 1.5 – 2 tháng sang cá một lần, trước khi sang cá cần chuẩn bị nước trước ít nhất 2 ngày ở hồ mới, tốt nhất nên pha ¼ nước củ trước 1 ngày và sục khí.
Trên đây là bài chia sẻ được Cá Đẹp .Vn tổng hợp lại. Chúc các bạn thành công !!!