Cá lông vũ là loài cá cảnh thường được chọn nuôi trong các bể thủy sinh hoặc các hồ trong sân vườn. Được mệnh danh là loài cá bóng ma, có thân hình và dáng bơi độc lạ nên chúng được tìm mua rất nhiều. Hãy cùng thichcacanh.com tìm hiểu kỹ hơn về chúng ngay sau đây
Tìm hiểu về cá lông vũ
Cá lông gà còn có tên gọi khác là cá lông vũ, cá hắc ma quỷ có tên tiếng anh là Apteronotus albifrons. Cá lông vũ là một trong các loài các cảnh kỳ lạ nhất ở nước ta.
Chúng xuất hiện và du nhập vào Việt Nam từ đầu những năm 90. Cá Lông Vũ có thể tấn công kẻ thù bằng cách phóng ra các tia sóng điện.
Đặc điểm cá lông vũ
Về đặc điểm hình dáng, khi nhìn trực diện dòng cá này không khác gì một chiếc lông vũ đang bơi qua bơi lại trong bể cá.
Dáng bơi của chúng cũng rất kỳ dị uống lượn sang 2 bên trông khá lạ mắt. Có lẽ chính điều này đã gây ấn tượng đặc biệt với nhiều anh em chơi cá cảnh
Cá lông gà có hình dáng tương đối dài, trung bình một chú cá lông vũ khi phát triển toàn diện có thể đạt từ 40 tới 50 cm. Trong điều kiện lý tưởng có thể đạt tới 60 cm
Cá lông gà ở trên lưng không có vây, phần vây ở bụng và cuối đuôi nối liền với nhau. Khi bơi thân hình cá uyển chuyển như những tấm lụa đen trong bể.
Một vài trường hợp đặc biệt chúng sẽ bơi tại chỗ, màu sắc chủ yếu của cá lông vũ là màu nâu và
Cá lông gà sinh sản thế nào
Vấn đề sinh sản và nhân giống cá lông vũ cũng khiến rất nhiều anh em đau đầu. Mặc dù là giống cá cảnh dễ nuôi tuy nhiên việc giao phối và sinh con ở loài cá này lại hết sức khó khăn.
Trong điều kiện nuôi nhốt nếu bạn thấy cá đực và cá cái có xu hướng tiếp cận nhau thì nên tách 2 chú cá này riêng ra một bể khác.
Đặt bể ở nơi có điều kiện ánh sáng yếu để chúng có thể dễ dàng giao phối , duy trì nhiệt độ nước lý tưởng từ 26 tới 28 độ C.
Hệ thống lọc nên bật ở mức vừa phải 24/24 để đảm bảo chất lượng nước là lý tưởng nhất.
Tập tính của cá lông vũ
Về cơ bản cá lông vũ là loài cá có tính tính tương đối hiền lành, bạn sẽ hiếm khi thấy chúng cắt nhau với các loài cá khác.
Ở điều kiện môi trường tự nhiên chúng hoạt động chủ yếu vào buổi tối, thường chui rúc và lẩn trốn trong các hốc đá nhỏ để ngủ và trốn kẻ thù.
Có lẽ do điều kiện sống thiếu ánh sáng nên khả năng thị lực của cá lông vũ không được tốt cho lắm.
Chúng chỉ có thể xác định môi trường xung quanh cũng như tìm kiếm con mồi thông qua tần sống điện của cơ thể.
Mặc dù dòng điện không cao, thế nhưng khi phóng ra có thể khiến loài cá cảnh khác bị choáng ngay tức khắc.
Nếu bạn vô tình để tay trần tiếp xúc với cơ thể cá lông vũ thì bạn cũng sẽ có cảm giác bị tê nhẹ.
Với thói quen săn mồi vào ban đêm chúng màu sắc cơ thể tối đen nên chúng rất khó bị phát hiện.
Cách nuôi cá Lông Vũ
Dù là cá lông vũ hay bất kỳ dòng cá nào đi chăng nữa, nếu muốn chúng sống khỏe mạnh thì người nuôi cần chú tâm 100%. Vậy cá Lông Vũ có khó nuôi hay không?
Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây
Cá Lông Vũ ăn gì
Món ăn yêu thích của cá lông gà thường là các loài côn trùng nhỏ, giun, bọ gậy, thịt bò, lợn băm nhỏ….
Nếu không có khả năng cung cấp các loại thức ăn tươi thì bạn có thể sử dụng các loại thức ăn hạt thay thế.
Môi trường sống
Theo các chuyên gia về cá cảnh thì cá lông vũ tương đối nhạy cảm với nhiệt độ môi trường nước. Độ pH lý tưởng để nuôi cá dao động từ 6,5 tới 7,2.
Nhiệt độ nước từ 24 tới 27 độ C, nếu nguồn nước sạch, không ôi nhiễm thì cá có thể sống rất khỏe mạnh, phát triển toàn diện.
Hiếm khi mắc các bệnh liên quan tới đường hô hấp, nấm da…
Cá Lông Vũ nuôi chung với cá nào
Mặc dù là loài cá hiền lành nhưng bạn không nên nuôi chung cá lông vũ với các loài cá có kích thước lớn hơn cơ thể chúng.
Cũng như tránh nuôi chung với các giống cá cảnh có xu hướng rỉa vây như cá xê can, cá lia thia, cá kiếm….
Thay vào đó bạn nên lựa chọn các giống cá lành tính như cá bảy màu, cá bóng bàn, cá neon….
Bể nuôi cá lông vũ
Bể nuôi cá lông vũ không cần có kích thước quá lớn, chỉ khoảng 150 gallon nước là đủ. Với bản tính lẩn trốn và chui rúc thì bạn nên thiết kế thêm các hang, hốc đá để chúng tiện di chuyển và trú ngụ.
Để có thể ngắm nhìn dễ dàng dòng cá này nhiều anh em có thói quen dùng các ống nhựa để theo dõi.
Sau một thời gian nuôi khi đã quen với điều kiện môi trường bạn có thể dễ dàng cho tay vào bể vuốt vẻ chúng
Trong bể nên đặt một số phù điêu, cây thủy sinh, đá ,gỗ đơn giản để tạo nơi ẩn nấp cho cá. Dưới đáy bể nên trải một lớp cát mỏng để trông bể có cảm giác sạch sẽ hơn.
Trong bể nên sử dụng ánh đèn mờ, tối như màu đỏ, vàng để tạo cảm giác dịu nhẹ cũng như không làm cá bị sợ hãi.
Nếu cường độ ánh sáng quá mạnh cũng như chiếu trực diện vào mắt cá có thể khiến chúng mất khả năng định vị phương hướng.
Chỉ có thể nằm một chỗ, không di chuyển, về lâu dần sẽ khiến tình trạng sức khỏe cá bị suy giảm.
Bài viết vừa chia sẻ đến bạn những thông tin hữu ích về cách nuôi cá Lông Vũ chuẩn nhất. Hi vọng sẽ bổ sung thêm cho bạn những kiến thức để quá trình nuôi cá cảnh thuận lợi hơn.