Chào các bạn. Dưới đây là các bước để lai tạo và nuôi dưỡng cá 7 màu đạt tiêu chuẩn F1
1. BẮT ĐẦU
Khi bắt đầu ta cần nhiều bể chứa một chút. Không nên để cá quá chật chung một hồ vì sẽ xuất hiện amoniac. Amoniac sẽ làm cá chết hàng loạt. Bể càng rộng cá càng mau lớn.
[ Cách lai tạo ] {Cá giống ban đầu ta đánh dấu là (P) và Con của nó sẽ là ( F1 ) nha.}
Lời khuyên từ một số nguồn là bạn nên sử dụng dòng thuần chủng. Việc này chỉ đúng một phần vì những dòng thuần chủng có tỉ lệ cận huyết khá cao. Và giá cũng không rẻ ( nếu dòng tốt ). Nếu cá đã cận huyết nhiều đời có thể gây ra thoái hóa thế hệ sau này sẽ yếu hoặc không đẹp như đời trước ,Còn nếu bạn sử dụng dòng cá chợ thì cá con sẽ khỏe nhưng cá con sẽ có màu sắc lai tạp và ta không biết nguồn gốc của nó ở đâu.
Vì vậy tốt nhất hãy xin giống từ những người quen biết và biết rõ nguồn gốc xuất xứ của nó. ( không quá lai tạp , cũng không quá cận huyết ) ^^
2. CÁCH LAI TẠO
Ở đây mình nói về 2 mong muốn phổ biến mà người nuôi cá đề cập nhiều nhất ^^
+) TẠO DÒNG MỚI , RIÊNG BIỆT
Khi bạn đã tìm ra được 3 con cá ƯNG Ý (P) 1 trống , 2 mái nếu lai các thế hệ sau này với nhau , ta sẽ có đủ kiểu hình mà dòng cá con vẫn được khỏe mạnh trong nhiều năm (nguồn khác)
– nhưng cá con vẫn chưa là một dòng mới.
– khi bạn đã tìm thấy những con trống mà bạn thích nhất (F1) , việc đầu tiên bạn muốn làm là nhân giống chúng thật nhiều để tạo một dòng khác biệt cho riêng mình.
– trước tiên bạn hãy tạo dòng thuần chủng cho con trống mà bạn thích .
+) Duy trì dòng , càng giống cá giống càng tốt
Để cho đời con sau này giống cha của nó ^^ bạn phải có một con cái cùng dòng với nó.
– việc này đơn giản với dòng cá thuần chủng vì cá trống và cá mái cùng có chung một kiểu hình.
( Nhưng với những bạn có sở thích tạo dòng mới lạ cho riêng mình thì trước đầu tiên là tạo dòng thuần chủng cái đã ^^ )
– Để tạo dòng thuần chủng ta làm như sau :
+1 LAi CẬN HUYẾT ( 1 ĐỜI )
đem con đực ƯNG Ý(F1) lai với các con cái cùng bầy ( EM GÁI hoặc CHỊ GÁI của NÓ )
[ MÁI F1 × TRỐNG F1 ]
LƯU Ý : Không đem bầy con lai lại với cha mẹ nó
[ F1 × P ]
– sau khi đem lai cận huyết con cái với con đực mà ta ưng ý.
Ta sẽ có dòng ( F2 ).
– Lúc này cá con đã thuần nhưng đôi khi nó không giống cá bố mẹ cho lắm.
( lai cận huyết như vậy không ảnh hưởng đến sức khỏe của cá con.)
+ Để cho cá con càng giống cha nó hơn. Ta tiến hành lai ngược ( 1 lần ):
– Lấy con gái ( F2 ) với cha của nó (F1)
[ F2 × F1]
Cách lai cận huyết lần thứ hai này sẽ củng cố lại những tính trạng không mong muốn ở (F2). Và khi đã có dòng (F3), cá con đã thực sự thuần chủng và giống cha mẹ nó hơn.
Lúc này coi như bạn đã thành công. ^^
Việc này có thể hơi mất nhiều thời gian, nhưng nếu bạn cố gắng thì sẽ thành công mà .
LƯU Ý: hãy gán nhãng (F1,F2,..) cho các đời con sau này để tránh nhầm lẫn.
Nhớ tách cá trống mái ra riêng khi còn nhỏ, ( LÚC ĐÃ BIẾT ),để tránh lai tạo ngoài ý muốn ^^.
3. NƯỚC NUÔI CÁ RẤT QUAN TRỌNG
Cá bảy màu thích nước cũ nhưng không quá bẩn và chúng thích nước hơi cứng xíu, đa phần chúng ta điều dùng nước máy để nuôi thì chúng ta cần đựng nước đó vào chậu sau 1 ngày ( phơi nắng sẽ tốt hơn ) hoặc sục khí để qua đêm. Việc này sẽ làm bay hơi chất clo trong nước. Vì chất clo trong nước rất độc có thể làm cá chết đến 90% . Nước máy thường là nước trung tính nên có thể yên tâm nuôi cá sau khi đã khử clo. (nếu gấp quá có thể mua chai khử clo ở những tiệm cá cảnh, nhưng đừng nên lạm dụng) Đối với nước giếng hoặc nước khác thì nên kiểm tra độ PH .nước giếng thường có độ PH thấp nên chúng ta cần sục khí để gia tăng độ PH của nước. Đối với nước có độ PH cao thì để qua đêm là PH sẽ tự trung hòa. Nước tốt sẽ tạo ra những con cá tốt. Thay nước cũng thúc đẩy tạo ra những con cá đẹp và giết chết chúng. Đừng mạo hiểm để rồi bạn phải thất vọng. Sau 1 tuần thì thay nước một lần hoặc một ngày một lần khi thay nước Bạn chỉ nên thay 30% hoặc 50% lượng nước trong bể ( chủ yếu là hút chất thải ) Nếu đánh liều thay toàn bộ nước trong bể cá dễ bị sốc nước và chết hàng loạt.
4. CÁ CON VÀ CÁ LỚN ĂN GÌ?
– cũng khá đơn giản
+ CÁ CON :
bạn có thể cho cá con ăn bo bo , Cám kaokui siêu rẻ ( nghiền mịn như bột ),còn nếu không thì bỏ vào một chút rong (cá con sẽ ăn những sợi rong) hoặc tảo.
– nếu không có thời gian hoặc điều kiện thì có thể cho cá con ăn vụn bánh mì ( nghiền thật nhỏ nha ),con mẻ cũng được ( soi đèn cho cá thấy đường để ăn ).
+ CÁ LỚN :
thức ăn kaokui ( vì thức ăn kaokui loại nhỏ vẫn không vừa miệng với cá lớn nên chịu khó nghiền ra nhé ).Bo bo, trùng chỉ , vụn bánh mì , sâu đỏ ,….
5. KHI NÀO CÁ SẼ ĐẺ ?
Thường thì thời mang mang thai 22- 28 ngày cá sẽ đẻ.
Khi thấy bụng cá lớn bạn nên tách cá ra hồ riêng và đặt ở nơi yên tĩnh, nhớ cho ăn đầy đủ và bỏ vào một ít rong.
6. CÁ CON BỊ CHÍNH MẸ NÓ ĂN ?
Lúc thấy bụng cá mái lớn bạn nên cho nó ra một hồ riêng đặt ở nơi yên tĩnh ,cho ăn đầy đủ và bỏ vào đó một ít rong để cho cá con ăn và trốn mẹ nó. Bởi vì khi cá mẹ đói nó sẽ ăn cá con. Khi vừa phát hiện có cá con, bạn nên tách cá con hoặc mẹ của chúng ra riêng một bể.
7. VẤN ĐỀ GIỚI TÍNH
việc cá con toàn cái hay toàn đực là do ngẫu nhiên không thể quyết định được nhưng chưa hẳn đúng.
Vì mình đã thử nghiệm nhiều lần ở hai chậu cá con khác nhau :
– chậu nuôi ngoài trời ( nước khá lạnh ) : khi lớn lên cá toàn là cái hoặc ít đực
– chậu nuôi trong nhà (có sưởi, đèn ): thì kết quả ngược lại với chậu nuôi ngoài trời.
Vì vậy nhiệt độ có thể ảnh hưởng đến giới tính của cá con.
khi nhiệt độ thấp sẽ toàn là cá cái ít đực và khi nhiệt độ cao sẽ toàn là cá đực ít cái.
Ngoài ra chế độ ăn và nguồn nước cũng ảnh hưởng không nhỏ.
8. SỦI OXI
Việc sủi oxi sẽ giảm hàng lượng amoniac thúc đẩy cá tăng trưởng.
Ngoài ra nó sẽ giúp cho những con đuôi delta có thể xòe rộng đuôi một cách tự nhiên nhất.
9. MUỐI
Bạn nên cho vào bể nuôi một ít muối (HỘT).
Muối hột sẽ giúp cá khỏe hơn và phòng tránh những loại bệnh như nhiễm trùng , nấm ,….
cho hỏi nuôi cá f1 với f2 có khác gì nhau ko ạ
có chứ bạn 😀 f1 là chuẩn còn f2 là hàng face 😀