Không chối mắt như Bối Đỏ, không nhẹ nhàng như Bối Xanh. Cá Rồng Bối Tím mang màu sắc sang trọng, pha chút “huyền bí”. Loài sinh vật này thuộc dạng quý hiếm, không phải ai cũng săn được.
Đặc điểm ngoại hình cá rồng bối tím
Cá Rồng Bối Tím trưởng thành: có thân dài như lưỡi kiếm, vây ngực lớn, miếng vảy to. Phần đầu có phủ ánh kim, môi dưới hơi trề ra phía trước. Vây lưng và vây bụng ngắn, trong cứng cáp hơn các loài cá rồng khác. Bên cạnh đó, có thể phân biệt cá đực cá cái bằng cách nhìn vây hậu môn. Con cái có vây ngắn và không nhọn bằng cá đực.
Cá Rồng Bối Tím con: có màu nhạt, ánh tím thường chỉ tập trung ở dãy 4 và dãy 5 (sát vây lưng). Khi mới mua về, kích thước chúng khá nhỏ, chỉ khoảng 20 – 25cm. Tuy nhiên loài vật này lớn rất nhanh, sau một thời gian nuôi chúng sẽ chuyển sang màu tím đậm cơ thể dài lên đến 80cm.
Thêm một đặc điểm dễ nhận thấy ở cá Rồng Quái Bối Tím là cặp râu ngắn nằm ở môi dưới. 2 sợi râu này có màu đen, thường chỉa ra phía trước. Thỉnh thoảng có những con râu chĩa ngược lên trên trong rất dũng mãnh.
Đặc trưng tính cách cá rồng quá bối tím
Loài cá này có đặc tính hung hãn, chúng sẵn sàng “khô máu” với đồng loại. Thậm chí đối với những con có kích thước lớn hơn chúng vẫn dám tấn công. Vì thế, trong quá trình nuôi dưỡng nếu phát hiện tình trạng gây hấn, nên tách ra nuôi riêng ngay lập tức.
Tuy nhiên, nếu muốn có một hồ nhiều bối tím thì vẫn có cách. Người nuôi hãy dưỡng hai hoặc nhiều con ngay từ lúc còn nhỏ, chúng sẽ cùng nhau lớn lên nên có thể sống hòa thuận. Mặc dù vậy, vẫn phải bảo đảm hồ nuôi đủ lớn và cung cấp thức ăn mỗi ngày mới không xảy ra “mâu thuẫn”.
Thói quen sinh sản cá rồng quá bối tím
Từ T7 – T12 cá rồng sẽ bắt đầu giao phối và sinh sản. Trước tiên, người nuôi cần bắt một cặp cá trống mái thả vào một hồ riêng. Trong khoảng 2 tuần đầu chúng sẽ bắt đầu làm quen và “ve vãn nhau”. Cặp cá thường bơi cùng nhau, chạm đuôi và cọ thân.
Sau vài giờ làm quen, con cái bắt đầu đẻ trứng ra ngoài. Cá đực tưới tinh trùng và ngậm trứng vào miệng để tiến hành ấp.
Thông thường sau khoảng 2 tháng, cá con sẽ cứng cáp và được cá trống há miệng thả ra ngoài. Quá trình nuôi dưỡng và bảo vệ đàn con cũng do “ông bố” đảm nhận. Có thể thấy cá mẹ rất thoải mái vì chỉ đảm nhận khâu đẻ trứng mà thôi.
Cách nuôi cá rồng bối tím khỏe và lên màu đẹp
Muốn quái bối tím được phát triển khỏe mạnh, sống dai thì phải biết cách chăm sóc sao cho đúng. Người nuôi cần hiểu rõ tập tính loài cá, nghiên cứu môi trường nuôi thích hợp. Ngoài ra, còn phải thay nước, cho cá ăn đúng loại thực phẩm, biết cách phòng bệnh thì mới phát triển tốt. Nói chung, càng biết nhiều thông tin thì kỹ thuật nuôi sẽ càng chắc chắn.
Sau đây sẽ là cách nuôi cá rồng bối tím đúng chuẩn, được chia sẻ từ chuyên gia trong ngành. Hy vọng sẽ giúp bạn “dưỡng” ra một hồ cá rồng khỏe mạnh, màu sắc ánh tím rực rỡ.
Thức ăn
Quái Bối không kén ăn, tuy nhiên đây là giống đắt tiền nên không thể cho ăn tùy tiện. Người nuôi có thể sử dụng những con mồi nhiều dinh dưỡng như: tép, giun đất, dế mèn, thịt cắt nhỏ (bò, heo, gà), gan heo….
Tuy nhiên, bạn nên đảm bảo thực phẩm hợp vệ sinh để tránh nhiễm khuẩn đường ruột ở cá. Thỉnh thoảng có thể cho Bối Tím ăn thêm nhái và cá nhỏ. Những loài này sẽ kích thích bản năng săn mồi của cá rồng.
Lưu ý: trước khi cho cá ăn cần nuôi riêng ếch nhái 1 tuần để loại bỏ mầm bệnh tiềm ẩn.
Một ngày nên cho ăn mấy lần? Câu trả lời chính là tùy kích thước. Cá con sẽ ăn 2 – 3 lần/ ngày, còn cá lớn chỉ 1 lần là đủ. Đặc biệt, Cách 1 tuần thì bổ sung tảo 1 lần để tăng cường vitamin.
Bể cá
Bể cá là “ngôi nhà” nơi chống sinh sống nên cần đặc biệt chú trọng. Diện tích bể được tính dựa theo size cơ thể cá. Thông thường hồ đạt chuẩn sẽ có chiều dài lớn gấp 4 lần cơ thể cá và chiều rộng lớn gấp 2 lần. Chiều cao lý tưởng nên ở khoảng 60cm.
Bên cạnh đó, dòng cá này rất nhạy cảm với ánh sáng. Nếu đèn đột nhiên tắt thì cá sẽ hoảng sợ và phóng ra ngoài. Để hạn chế rủi ro, bạn nên lắp đặt nắp để để bảo đảm an toàn.
Đặc biệt, đối với cá rồng tím phải sử dụng nền tối thì mới lên màu đẹp. Thế nên, người nuôi cần thay đổi màu sắc hồ bằng màu tím hoặc xanh đậm. Bên cạnh đó, cần kết hợp đèn màu tối sẽ tăng hiệu quả nuôi dưỡng.
Phòng bệnh
Cá rồng là loại dễ nuôi, ít xảy ra bệnh tật. Tuy nhiên, vẫn phải trang bị đầy đủ kiến thức về các lý do có thể gây bệnh. Từ đó có biện pháp phòng chống và chữa trị kịp thời.
Các nguyên nhân gây bệnh đa phần đều xuất phát từ vấn đề nguồn nước. Vì vậy để phòng bệnh thông minh nhất là thay nước thường xuyên. Sử dụng máy Ozone cũng như các dung dịch khử khuẩn để vệ sinh nguồn nước. Ngoài ra, khi thấy dấu hiệu nhiễm bệnh cần tham khảo ý kiến của những người có chuyên môn để biết cách xử lý kịp thời.
Một số lưu ý cần biết
- Cá bối tím chỉ lên màu đẹp nếu mua con giống đạt chuẩn. Cụ thể, khách hàng nên chọn con nhỏ có màu tím nhẹ trải dài từ dãy 5 đến dãy 3. Nếu con giống có ít vân tím thì nuôi đúng cách cũng không thể lên màu.
- Nên đặt hồ cá ở nơi yên tĩnh. Nếu quá ồn sẽ bị stress và lâu lớn.
- Độ pH từ 6.5 -7.5. Người nuôi nên dùng quỳ tím để check thường xuyên, nếu độ pH vượt chuẩn cá sẽ yếu và mau chết.
Cá rồng bối tím giá bao nhiêu tiền?
Cá Rồng Quái Bối Tím thuộc giống hiếm, khả năng lai tạo cực thấp. Thế nên giá bán cực kỳ cao, có khi hơn cả Huyết Long. Giá bán trung bình khoảng 5.000.000 đồng/con, size 20cm. Đối với con lớn khoảng 40cm, giá có thể cán mốc 15.000.000 đồng.
Đặc biệt, những con trưởng thành đã lên màu đẹp thì giá trị có thể lên đến vài chục triệu cũng không quá bất ngờ.
Tuy nhiên, muốn sở hữu loài vật này cũng không phải dễ. Vì đây là giống cá quý hiếm, ít xuất hiện trên thị trường VN. Thế nên, bạn có thể săn lùng trên các hội nhóm đam mê cá cảnh. Hoặc đặt mua tại các cửa hàng có quy mô lớn.
Cá Rồng Bối Tím là loài dễ nuôi, có tuổi thọ cao và nhanh lớn. Bên cạnh đó chúng còn mang vẻ đẹp sang chảnh, khi nuôi sẽ tăng giá trị thẩm mỹ của căn hộ. Vì thế, những ai đam mê cá kiểng thì không thể bỏ qua em này.